Nến thơm có độc không?

Rate this post

Nến thơm có độc không?

Nến thơm có độc không? đây là một trong những vấn đề có khá nhiều người quan tâm và có thể bạn đã từng được nghe hoặc đọc về sự nguy hiểm tiềm tàng của việc đốt nến thơm. Vì  gần đây xuất hiện một vài thông tin về loại nến được làm bằng sáp parafin là có khí độc hại khi người sử dụng đốt khiến  có nguy cơ gây ung thư cho con người.

đốt nến thơm có độc không
đốt nến thơm có độc không

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí đã đánh giá các chất hóa học từ nến thơm.

Khi ta đốt nến thơm có thể trong quá trình nến cháy sẽ tạo ra nhiều khí không an toàn khi hít phải ở liều lượng rất cao. Nghiên cứu này cho thấy trong điều kiện sử dụng bình thường, nến thơm không gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Và theo các chuyên gia, không có lý do gì để nghĩ rằng việc đốt nến thường xuyên sẽ gây nguy hiểm.

Trong nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã đốt một ngọn nến thơm bằng tinh dầu trong các căn phòng có kích thước khác nhau và được sử dụng các công cụ đặc biệt để đo những gì đã được thải vào không khí và đọng lại ở đó.

Họ phát hiện ra rằng trong khi một số hóa chất có khả năng gây ung thư, như benzen và formaldehyde, được thải ra  mức cao nhất đo được sau một thời gian dài khi đốt nến lên.

Chính vì vấn đề này đã khiến các tác giả nghiên cứu kết luận rằng “trong điều kiện sử dụng bình thường, nến thơm không gây ra các nguy cơ sức khỏe đã biết cho người tiêu dùng.”

Pamela Dalton, một nhà nghiên cứu về kích ứng và cảm nhận mùi tại Trung tâm Monell Chemical Senses ở Philadelphia(Mỹ) cho biết. Những người bước ra đường phố đông đúc sẽ phải hít phải lượng hóa chất độc hại rất cao từ khói xe. Vì vậy sẽ an toàn khi đốt nến vì chúng chỉ giải phóng các chất hóa học ở nồng độ tương đối nhỏ.

Nikaeta Sadekar- một nhà nghiên cứu chất độc đường hô hấp thuộc Viện nghiên cứu phi lợi nhuận về nguyên liệu tạo mùi thơm cũng đồng ý với nghiên cứu trên.  Cô nói việc tiếp xúc với các chất hóa học do nến thơm thải ra rất thấp nên chúng không gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe con người. Ngay cả những người sử dụng thường xuyên với nến thơm và các sản phẩm có hương thơm khác cũng không đặt mình vào bất kỳ nguy cơ gây hại đáng kể nào.”

Tuy nhiên, khuyến cáo nếu mọi người muốn giảm thiểu lượng muội than thải vào không khí, ta nên nên đốt nến ở những nơi thông thoáng, tránh gió lùa và lỗ thông hơi, mỗi lần đốt nên cắt bỏ đầu bấc bị đen .

Sáp parafin được làm từ các sản phẩm phụ của dầu mỏ, vì vậy nếu bạn lo lắng về môi trường thì các loại sáp có nguồn gốc từ thực vật và tự nhiên như sáp cọ, sáp dừa, sáp ong và sáp đậu nành là những lựa chọn tốt hơn vì tạo ra ít muội than hơn.

Tiến sĩ Dalton cũng cho biết thêm nếu bạn thấy kích ứng khi đốt nến thơm, chẳng hạn như chảy nước mũi hoặc hắt hơi, bạn có thể dừng lại hoặc đốt nến không mùi.

Bấc, khói, muội than

Nến có chì hoặc bấc chứa kim loại khác có thể độc hại. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất đã ngừng sử dụng bấc có pha chì từ những năm 70 của thế kỷ trước. Vì vậy, đó không còn là mối quan tâm đáng lo.
nến thơm có thực sự độc hại
nến thơm có thực sự độc hại
Bất cứ thứ gì dễ bắt lửa đều có thể giải phóng carbon và bồ hóng qua khói.
Muội than là chất màu đen xung quanh bấc hoặc trên bề mặt của sáp sau khi đốt nến.
Nến thơm thường tạo ra nhiều muội than hơn vì các hợp chất được thêm vào để tạo mùi hương làm thay đổi tỷ lệ cacbon-hydro trong nến.
Các hạt bồ hóng có thể gây viêm ở các bộ phận khác nhau của hệ hô hấp, thậm chí gây viêm phế nang.
Lượng muội than bay ra từ nến có thể không nguy hiểm, nhưng vẫn nên tránh hít trực tiếp, theo Shape.

Nến sáp

Nhiều loại hương liệu tổng hợp và sáp nến parafin tạo ra các chất hóa học như formaldehyde và benzen, đặc biệt là khi bị đốt cháy. Các chất này có thể gây ung thư. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu lượng hóa chất mà chúng ta tiếp xúc khi đốt nến trong nhà có đạt đến mức gây hại cho sức khỏe hay không, theo Shape.
Hầu hết nến được làm bằng sáp parafin có nguồn gốc từ dầu mỏ. Khi đốt, chúng thải ra muội than chứa các chất hóa học tương tự như trong khí thải động cơ diesel.
Trong khi các loại sáp có nguồn gốc từ thực vật và tự nhiên như sáp cọ, sáp dừa, sáp ong và sáp đậu nành là những lựa chọn tốt hơn vì tạo ra ít muội than hơn.

Cách đốt nến an toàn

Theo các chuyên gia, nên sử dụng nến thực vật hoặc sáp ong với bấc không chứa kim loại, nên đốt ở khu vực thông gió, đốt trong thời gian ngắn.
Bất kể bạn đang dùng loại nến nào, hãy nhớ các mẹo sau để giúp nến cháy lâu hơn, sạch hơn, ít khói và bụi bẩn hơn, theo Shape.
cách đốt nến thơm đúng cách cần biết
cách đốt nến thơm an toàn
• Cắt bấc xuống còn 1/8 và chỉ đốt trong vài giờ mỗi lần. Việc cắt tỉa bấc sẽ giúp giảm muội than.
• Đốt trong phòng thông gió tốt, nhưng không có gió lùa, nếu không nến sẽ cháy quá nhanh và không đều.
• Dùng dụng cụ tắt nến để dập tắt ngọn nến hoặc thổi tắt ở bên ngoài để ngăn muội than và khói bay trong nhà.

Có thể bạn quan tâm: 
>> Hướng dẫn sử dụng nến thơm đúng cách

>> Quà tặng nến thơm có ý nghĩa gì.

Thông tin cửa hàng:

Emai;Ngotcandles@gmail.com

Facebook: Ngọt Candels

Instagram:  ngot.candles

Địa chỉ: Số 10 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Bài viết liên quan